Sốt đất là từ ngữ dùng để chỉ tình trạng giá đất tại một vị trí, một khu vực tăng nhanh sau một thời gian ngắn, việc mua đi bán lại trở nên nhộn nhịp. Sốt đất thường khởi nguồn từ các thông tin quy hoạch, hạ tầng mang đến kỳ vọng giá bất động sản sẽ tăng trong tương lai. Tại Hà Nội năm 2000, đất từng lên cơn sốt, giá tăng lên gấp 2, gấp 3 lần so với trước đó. Đây cũng là năm đầu tiên chứng kiến sốt đất lan rộng tại Hà Nội và khái niệm “sốt đất” cũng bắt đầu xuất hiện từ năm này.
Sốt đất ảo là cụm từ chỉ sự tăng giá đất trên diện rộng với mức tăng đột biến chỉ trong một thời gian ngắn nhưng nhu cầu sử dụng đất lại không có thực. Người mua đất chủ yếu để đầu cơ, chờ lên giá là chuyển nhượng, sang tay mà không nhằm mục đích để ở hay xây dựng kinh doanh. Giá đất trong các cơn sốt ảo thường được hình thành do thông tin chưa rõ ràng, chưa có cơ sở chắc chắn. Các thông tin này thường do giới đầu cơ tung ra nhằm đẩy giá đất lên cao và tăng tính thanh khoản nhằm tìm kiếm lợi nhuận nhưng trên thực tế, việc giao dịch không đúng như những gì môi giới thông báo.
Tại Việt Nam, sốt đất ảo không còn là hiện tượng xa lạ trong nhiều năm qua. Trong năm 2021, dù dịch bệnh chưa được khống chế, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng sốt đất diễn ra ở khắp mọi nơi. Đơn cử như cơn sốt đất Hớn Quản do quy hoạch sân bay Téc-Ních (Bình Phước) vào đầu năm 2021. Mặc dù ý tưởng xây dựng sân bay mới chỉ là đề xuất và đang trong giai đoạn khảo sát, xem xét quy hoạch nhưng giới đầu cơ, “cò đất” đã thổi giá đất tăng gấp 4 lần chỉ sau 3 tháng.
Thổi giá là từ để chỉ việc thao túng, đẩy giá bán bất động sản cao lên so với giá trị thật để kiếm lời. Đây được coi là công cụ của chủ đầu tư và giới đầu tư, môi giới nhằm tác động đến quyết định của người mua khiến họ chấp nhận mua bất động sản với số tiền lớn hơn giá trị thực.
Là hiện tượng giá cả bất động sản tăng cao quá mặt bằng thu nhập của người dân, mức độ phát triển của nền kinh tế, vượt quá trị thực và đến một thời điểm nhất định giá bán chững lại và bắt đầu tụt giá – vỡ bong bóng để trở về với giá trị thực. Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản, do giới đầu cơ thổi giá đất và do tâm lý đầu tư nhà đất khi nguồn tài chính dồi dào. Việt Nam từng chứng kiến hai vụ bong bóng bất động sản vào năm 2007 và 2010.
Như đã đề cập ở trên, khi giá trị bất động sản quá cao so với giá trị thực của nó, đến một thời điểm nhất định, bất động sản không còn tính thanh khoản, giá sẽ chững lại và bắt đầu tụt giá thê thảm. Người ta gọi đó là vỡ bong bóng bất động sản. Hiện nay, khi nhu cầu nhà ở và đầu tư tăng cao đối lập với nguồn cung ngày càng thu hẹp, hiện tượng vỡ bong bóng ít xảy ra hơn.
Thuật ngữ bất động sản “đầu tư lướt sóng” là việc tận dụng các biến động lên xuống của thị trường trong một khoảng thời gian ngắn để đầu tư sinh lợi nhuận. Hình thức này có thời gian thu hồi vốn nhanh, sinh lời nhanh nhưng rủi ro cũng rất cao.
Thị trường sơ cấp là thị trường giao dịch giữa chủ đầu tư với các nhà phân phối dự án, các chủ đầu tư hoặc người dùng cuối. Thông thường, bất động sản ở thị trường sơ cấp sẽ được bán với giá gốc từ chủ đầu tư.
Thị trường mua qua bán lại mà không có sự tham gia của các chủ đầu tư. Ở thị trường thứ cấp, bất động sản thường được đẩy giá cao theo mức giá của thị trường.
Nhà đầu tư F0 là những nhà đầu tư mới, lần đầu tham gia đầu tư bất động sản, thường không chuyên, không am tường thị trường. Họ mua bất động sản để ở, kinh doanh, làm của để dành hoặc đầu cơ. Hiện nay, ngày càng có nhiều nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường bất động sản, có vai trò kéo đẩy thị trường vượt khó.
Là thuật ngữ bất động sản chỉ những nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức mua bán, thu gom bất động sản rồi chờ tăng giá bán hưởng chênh lệch. Nhà đầu cơ thường gây nên tình trạng khách hàng có nhu cầu thực không thể tiếp cận bất động sản với mức giá công bố. Chẳng hạn, những cá nhân và tổ chức mua lại các căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội khiến một bộ phận người thu nhập thấp không thể tiếp cận được phân khúc căn hộ này theo giá đã công bố. Việc đầu cơ ảnh hưởng tiêu cực đến tính minh bạch của thị trường, gây nên tình trạng sốt đất, khan hàng hoặc hiếm hàng.