NHỮNG HỢP ĐỒNG NHÀ ĐẤT BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG MỚI CÓ GIÁ TRỊ

Kiến thức BĐS
218 lượt xem
Giao dịch mua bán nhà đất có giá trị lớn nên các hợp đồng liên quan nhà đất cần được công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ bị lừa đảo mất trắng. Pháp luật cũng quy định các loại hợp đồng nhà đất bắt buộc phải công chứng mới có giá trị.
Công chứng là gì?
Công chứng là một hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định. Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự. Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản.
Việc công chứng hợp đồng nhà đất được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng. Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất được chuyển nhượng.
Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.
Có hai loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng.
Tại sao phải công chứng hợp đồng nhà đất?
Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng. Hợp đồng được công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.
10 hợp đồng giao dịch nhà đất bắt buộc phải công chứng
1. Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Trừ trường hợp mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư (theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014, Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015, Điều 450 Bộ Luật Dân sự 2005).
2. Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp nếu một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản (theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất Đai 2013).
3. Hợp đồng cho tặng nhà ở hoặc bất động sản khác phải chuyển quyền sở hữu tài sản là bất động sản đó cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận, phải lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực. Trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương (theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1 Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2015, khoản 1 Điều 467 Bộ Luật Dân sự 2005).
4. Hợp đồng thế chấp nhà ở bắt buộc phải công chứng do tiềm ẩn nhiều rủi ro và tranh chấp của loại giao dịch này (theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).
5. Hợp đồng đổi nhà ở là giao dịch về chuyển quyền sở hữu để được Nhà nước công nhận và sang tên sở hữu nên cần thiết có sự xác minh, kiểm soát về tính pháp lý nên bắt buộc phải công chứng (theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).
6. Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở trừ trường hợp góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức (theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).
7. Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá (theo khoản 5 Điều 459 Bộ Luật Dân sự 2005).
8. Hợp đồng bảo lãnh (theo Điều 362 Bộ Luật Dân sự 2005).
9. Hợp đồng thế chấp tài sản (theo Điều 343 Bộ Luật Dân sự 2005).
10. Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (theo khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).
Ngoài ra, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được công chứng được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015. Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định tại Khoản 5 Điều 647 của Bộ Luật Dân sự 2015.
Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rủi ro đầu tư cao ? Nên đầu tư vào đâu ?

Trong bối cảnh các kênh đầu tư đang rủi ro rất cao thì nên đầu tư vào đâu để An Toàn và Lãi tốt. Đầu tư vào đâu với số tiền nhỏ từ vài trăm nghìn với lãi suất lên tới 50%/ năm? Những lý…

5 Bí kíp nhập môn khi đầu tư bất động sản

Để trở thành một nhà đầu tư bất động sản, thì có một số lưu ý bạn phải biết trước khi bạn dấn thân vào cuộc chơi này. Dưới đây là năm bí quyết mà các chuyên gia muốn bạn cân nhắc trước khi bắt…

BÀI HỌC VỀ OPM CÁC ĐỘI ĐẦU TƯ HAY SỬ DỤNG!

  Các bài học về OPM này, NDT sành sỏi có kinh nghiệm hầu hết đều biết. Tuy nhiên trong Cộng đồng mình cũng có nhiều NDT mới nên chưa có nhiều kiến thức OPM tài chính để việc đầu tư được hiệu quả hơn.…

Thuật ngữ bất động sản thường gặp

Phần đông những người mới lần đầu bước chân vào thị trường bất động sản đều cảm thấy lạ lẫm trước những thuật ngữ chuyên ngành về bất động sản được nhắc đến. Dưới đây là phần giải nghĩa một số thuật ngữ bất động…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed